Đôi chút về điêu khắc gia Lê Thành Nhơn

Trước khi giới thiệu với bà con về một nhân vật rất bậc tài hoa đã có một thời gian sống và sáng tác ở đất Cố đô là điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, tui xin được nói thêm đôi điều ngoài lề đôi chút.

Ở Huế không ai không biết tới địa danh “Bến Ngự”, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước cũng có nhắc tới trong ca khúc tiền chiến nổi tiếng của ông: “Đêm tàn Bến Ngự”, nhưng biết thì biết đại khái vậy thôi chứ không tường tận rõ ràng vì đến giờ địa danh ấy vẫn trong mối hoài nghi của các nhà sử học, khảo cổ học!

Ba năm học cấp 3 trọ học thành phố, chỗ tui trọ cách không xa một địa danh nổi tiếng: căn nhà lá cụ Phan. Nhờ bác Gu-gồ nhắc lại món lịch sử chút: năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải và năm 1926 ông bị đưa về “quản thúc tại gia” ở dốc Bến Ngự cho tới lúc mất năm 1940. Lúc rảnh rỗi ông thường hay xuống sông An Cựu câu cá vì thế ông còn được gọi bằng một cái tên trìu mến: Ông già Bến Ngự. Cũng chính tại Bến Ngự, cụ Phan đã ngợi khen tài thơ và đã họa thơ cùng thi sĩ Hàn Mặc Tử: “Từ khi về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm song chưa được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ bắt tay cười to một tiếng cho thoả hồn thơ đó’’.

***

Trở lại với hồi còn đi học, ngày ngày Ku tui vẫn gò lưng trên chiếc xe đạp cà tàng đi học, sáng thả tay không phanh, trưa lại è cổ leo ngược dốc Bến Ngự, mồ hôi mướt như mưa ruộng cày. Một ngày cuối tuần thong dong, thảnh thơi, bất chợt vòng bánh xe dừng lại trước cánh cổng có tấm biển đề: “Nhà lưu niệm Phan Bội Châu”, vậy là tui lại vào thăm cụ. Đôi khi tui trầm ngâm trước bức tượng đồng thẫm màu thời gian, khuôn mặt và đôi mắt toát lên vẻ trầm mặc, ưu tư như đang nhìn thế sự xoay vần. Mưa bụi thẫm thành vệt dài như cụ đang khóc…

Nhưng lạ ở chỗ là không có nhiều người biết về con người có đôi tay tài hoa ấy – tác giả của bức tượng cụ Phan, sách vở cũng ít thấy đề cập đến. Với lại hồi ấy mạng internet chưa phổ biến như bây giờ nên tra cứu cũng oải. Bặt một thời gian sau, khi vô tình đọc trên tạp chí Xưa & Nay (một tạp chí nghiên cứu Huế), tui mới biết tác giả là điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, nguyên giáo sư thỉnh giảng trường Mỹ thuật Huế (nay là Đại học Nghệ thuật Huế).

Một con người tài hoa là thế, nhưng cuối cùng rồi cũng… “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số tác phẩm của ông để lại cho đời!

Photobucket

Cố Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn

Photobucket

Tượng cụ Phan Bội Châu ở Huế (ảnh Ku chụp)

Photobucket

Tượng phật ngồi (1987)

Photobucket

Louise Carbines 1988

Photobucket

Sanh

Photobucket

Lão

Photobucket

Bệnh

Photobucket

Tử

Photobucket

Thiếu nữ Việt Nam

30 thoughts on “Đôi chút về điêu khắc gia Lê Thành Nhơn

  1. Phải công nhận Cố Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn , những bức tượng của ông mang hơi hướng trường phái trừu tượng .
    Cháu viết rất sinh động , rất hay , thế là cô đã biết thêm một nhân tài của xứ Huế .

  2. Làm cái nghề hội họa, điêu khắc này vất vả lắm, phải bỏ công sức thực sự nhưng giá trị của nó có tồn tại hay không là cả một vấn đề. Những tác phẩm mà người nghệ sỹ, họa sĩ để lại cho đời có lẽ chỉ có đời sau mới cảm hết cái hồn của nghệ thuật.
    Con gái chị theo ngành mỹ thuật, thấy công sức của nó bỏ ra quá lớn. Nếu không có đam mê và năng khiếu thì không thể theo đuổi được cái nghề này.

    • ‘Năng khiếu là chuyện nhỏ, nếu không đam mê và không làm việc cật lực thì không làm gì ra hồn cả”
      Có ông nghệ sĩ nào đó nói câu này mà em quên mất tên rồi 😀

  3. Không sao, nhắc hay không nhắc thì cũng không sao. Chắc gì bác Nhơn thích nhắc, chỉ biết người ta đến và trầm tư trước bức tượng ông già Bến Ngự là bác ấy “đã” lắm rồi 😀

Gửi phản hồi cho Thuận Phong Hủy trả lời